Lẹo mắt là bệnh lý về mắt vô cùng phổ biến. Bệnh khiến vùng mí mắt người bệnh đau nhức, sưng đỏ, ảnh hưởng đến tầm nhìn và có thể tái phát nhiều lần. Vậy nguyên nhân gây lẹo mắt gồm những gì và các điều trị ra sao? Cùng bạn đi tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết ngày hôm nay.
Lẹo mắt là gì?
Lẹo mắt là một tình trạng viêm nhiễm của các tuyến dầu ở mí mắt, dẫn đến việc hình thành một khối viêm chứa dịch mủ, đau và sưng. Đây là một bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có thể tái phát nhiều lần. Lẹo mắt nhìn chung thường không nguy hiểm và có thể tự khỏi sau một thời gian, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ra nhiều khó chịu, thậm chí là biến chứng.
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa lẹo mắt và chắp mắt. Tuy nhiên, thực chất hai bệnh lý này là hai tình trạng khác nhau. Nguyên nhân gây lẹo mắt chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào tuyến dầu ở mí mắt và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Trong khi đó, chắp mí thường không do vi khuẩn gây ra mà là do sự tắc nghẽn của tuyến dầu, dẫn đến tích tụ bã nhờn và hình thành các khối viêm nhỏ trên mí mắt. Cả lẹo và chắp mắt đều phát triển nhanh chóng, gây sưng đỏ, đau nhức, chứa dịch mủ bên trong.
Nguyên nhân gây lẹo mắt
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lẹo mắt, phổ biến nhất là những nguyên nhân sau đây:
Vi khuẩn
Vi khuẩn tụ cầu thường là nguyên nhân chính gây lẹo mắt. Chúng thường tồn tại trên da của con người mà không gây hại. Tuy nhiên, khi chúng xâm nhập vào các tuyến dầu ở mí mắt, chúng có thể gây viêm nhiễm và hình thành lẹo.
Ngoài vi khuẩn tụ cầu, một số loại vi khuẩn khác cũng có thể gây ra lẹo mắt, nhưng ít phổ biến hơn. Các vi khuẩn này thường xâm nhập vào mắt khi hệ miễn dịch hoặc khi có vết thương nhỏ ở mắt.
Vệ sinh kém
Vệ sinh kém cũng là một trong những yếu tố gây nên tình trạng lẹo mắt, chẳng hạn như:
Chạm tay vào mắt: Thói quen chạm tay vào mắt mà không rửa tay sạch sẽ có thể đưa vi khuẩn vào mắt, gây nhiễm trùng các tuyến dầu và hình thành lẹo.
Sử dụng đồ trang điểm bẩn: Đồ trang điểm bẩn hoặc đã quá hạn sử dụng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Sử dụng các sản phẩm này trên vùng mắt có thể gây viêm nhiễm và lẹo.
Tắc nghẽn tuyến dầu
Các tuyến meibomian nằm ở vùng mí mắt, có chức năng tiết ra dầu để bảo vệ bề mặt mắt. Khi các tuyến này bị tắc, dầu không thể thoát ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm, dẫn đến lẹo.
Bên cạnh đó, một số người có tuyến dầu hoạt động mạnh, tiết ra nhiều dầu bã nhờn hơn. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn và nhiễm trùng các tuyến dầu, gây ra lẹo.
Các yếu tố nguy cơ khác
Dị ứng: Dị ứng có thể gây viêm và kích ứng các tuyến dầu ở mí mắt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và hình thành lẹo.
Tiếp xúc với bụi và ô nhiễm: Môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt, gây ra lẹo.
Các bệnh lý về mắt, toàn thân: Một số người mắc các bệnh lý tiểu đường, viêm da tiết bã, viêm bờ mi mạn tính,… có nguy cơ bị lẹo mắt cao hơn.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh
Nhận biết sớm các triệu chứng của lẹo mắt giúp bạn có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng và giảm thiểu đau đớn. Người mắc lẹo mắt thường có một số dấu hiệu thường gặp sau:
- Sưng đỏ ở mí mắt.
- Xuất hiện các nốt nhỏ, cục u ở mắt gây đau nhức, có thể tiết mủ.
- Cộm, khó chịu khi chớp mắt.
- Chảy nước mắt nhiều, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng.
- nguyên nhân gây lẹo mắt
Tùy từng người mà mức độ hoặc thời gian xuất hiện các dấu hiệu có thể khác nhau. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, người bệnh nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.